TIN TỨC

Kỹ năng thoát hiểm bạn cần biết khi chung cư bị cháy

Ngày: 26/08/2021

Hiện tại, tình trạng cháy nổ tại các chung cư vẫn đang diễn ra và có xu hướng gia tăng do cháy, chập nổ các thiết bị điện dẫn đến chết người. Thực tế là mọi người không nắm vững các kỹ năng thoát hiểm. Hãy cùng Micons tìm hiểu những cách thoát hiểm khi cháy chung cư qua bài viết sau đây, để rút kinh nghiệm khi gặp sự cố nhé.

+ Nguyên nhân dẫn đến cháy nổ ở chung cư

- Các chung cư ngày nay thường có qui mô rộng, cao và được trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy hiện đại.

Tuy nhiên, nguy cơ cháy nổ vẫn thường xảy ra, có thể kể đến một số nguyên nhân sau:

- Do người dân tự ý lắp đặt thêm các thiết bị điện bên ngoài công trình như điều hòa, tủ lạnh, lò vi sóng ...

- Tự ý đấu nối dây cáp điện  trong nhà;- Hệ thống dây điện trong nhà cũ nát không được sửa chữa kịp thời dẫn đến hỏa hoạn;

- Các hộ gia đình sơ ý sử dụng bếp ga, điện từ, bếp hồng ngoại quên khóa hoặc tắt sau khi sử dụng;

- Do lắp đặt hệ thống chiếu sáng quá sát trần, vách thạch cao cũng có thể dễ dàng phát sinh hỏa hoạn;

Sau đây Micons xin tổng hợp những kỹ năng thoát hiểm khi nhà chung cư bị cháy để bạn nắm rõ

Nếu chẳng may xảy ra cháy chung cư, việc đầu tiên là phải bình tĩnh tìm cách dập lửa (vì nếu phát hiện ra cháy thì thường chỉ trong phạm vi nhỏ). Sử dụng bình chữa cháy Co2 nhỏ, bình cát hoặc các vật dụng như chăn ướt và nước trực tiếp vào khu vực cháy có thể dập tắt đám cháy. Nếu vị trí đám cháy khó tiếp cận hoặc nếu đám cháy lan quá nhanh và không kiểm soát được bạn cần tìm lối thoát hiểm ngay lập tức. Tìm cách thông báo ngay cho những người gần đó và các hộ gia đình cùng tầng bằng cách phát âm thanh báo cháy, hô hoán,… Sau đó nhanh chóng gọi 114 để được lực lượng phòng cháy chữa cháy hỗ trợ.

+ Xác định hướng thoát hiểm

- Nếu đám cháy không xuất phát từ phòng hoặc tầng của bạn, bạn cần xác định rõ vị trí đám cháy và luồng khói để có phương án thoát hiểm nhanh nhất cho  các thành viên trong gia đình.

- Nếu phát hiện đám cháy phát ra từ tầng trên thì phải chạy xuống tầng dưới. Ngược lại, nếu ngọn lửa bùng phát từ tầng dưới thì nên lên mái nhà. Tuy nhiên, bạn phải chắc chắn lối thoát hiểm lên tầng thượng không bị khóa, nếu không bạn sẽ bị mắc kẹt ở cầu thang

+ Không được sử dụng thang máy

Trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn, bạn không nên sử dụng thang máy để thoát ra ngoài. Nếu có hỏa hoạn nguồn điện có thể bị cắt, khi bạn bước vào thang máy rất dễ bị kẹt trong thang máy, tốt hơn hết bạn nên sử dụng cầu thang bộ và đi theo bảng chỉ dẫn "EXIT" để thoát hiểm.

+ Kiểm tra cửa trước khi mở

Nếu bạn phải mở cửa thoát hiểm hãy kiểm tra cửa trước khi mở bằng cách sờ nhẹ vào cửa. Nếu nhiệt độ ở cửa nóng thì tuyệt đối không được mở cửa. Khi mở cửa, tránh mặt và tránh sang một bên để tránh bị ngọn lửa tạt vào và tránh bị thương do chênh lệch áp suất.

+ Dùng chăn ướt quấn quanh người.

Nếu cần phải cần băng qua lửa, hãy dùng chăn hoặc áo ướt để che cơ thể. Bò hoặc cúi thấp người để di chuyển xung quanh các khu vực có nhiều khói. Nếu có thể, hãy dùng khăn thấm nước để che mũi để hạn chế hít phải nhiều khói và hạn chế hít phải khí độc. Nếu quần áo không may bạn bị cháy, dừng cử động, che mặt, nằm xuống và lăn qua lăn lại cho đến khi lửa tắt. Tuyệt đối, không chạy vì gió sẽ làm cho lửa cháy mạnh hơn. Không nhảy xuống hồ bơi, bể chứa hoặc bể nước vì nước có thể sôi khi bị lửa tác động.

+ Không nhảy ra khỏi cửa sổ

- Nếu căn hộ của bạn ở tầng một và có đồ vật đỡ phía dưới thì bạn có thể cân nhắc việc nhảy ra khỏi cửa sổ. Trong các trường hợp khác, hãy chắc chắn không nhảy, dù bạn đang hoảng sợ. Tuyệt đối không nhảy ra khỏi cửa sổ trên tầng cao có thể dẫn đến tai nạn đáng tiếc.

+ Tìm kiếm chổ thông thoáng

Trong trường hợp hỏa hoạn xảy ra ở hành lang khiến bạn không thể thoát ra ngoài, bạn chỉ có thể di chuyển đến vị trí có không gian thông thoáng lớn hơn, chẳng hạn như trên ban công. Nhớ đóng cửa ban công, chè khăn ướt để tránh khói lùa ra ngoài.

+ Tìm nơi ẩn nấp để tránh khói

Để tránh bị ngạt khói, bạn có thể làm cách này, dùng một tấm nệm ướt, đặt nghiêng vào tường ban công một góc 45 độ, sau đó ngồi xuống dưới khoảng trống mà nệm tạo ra. Nếu khói xuyên qua cửa ban công, sẽ trượt xuống dưới đệm và bay lên.

+ Làm thang tự chế để tìm đường trèo xuống

Nếu nhà bạn không có thang dây dự phòng, hãy sử dụng chăn, ga, màn và quần áo có sẵn trong nhà và buộc chúng lại với nhau bằng dây chắc chắn và cẩn thận rồi đu xuống. Trên đây là một số cách thoát hiểm khi cháy nhà mà bạn cần biết khi sinh sống tại các chung cư, đặc biệt là các chung cư cao từ 40 đến 50 tầng.

Những kỹ năng trên bạn hoàn toàn có thể chia sẻ với người nhà và hàng xóm để có thể giải quyết tình trạng cháy nổ tại chung cư bạn đang ở. Ngoài ra, kỹ năng thoát hiểm khi cháy chung cư cũng là bài học kinh nghiệm cho những ai đang có ý định và sắp dọn vào chung cư ...