TIN TỨC

Lợi ích và cách thiết kế vườn rau xanh trên sân thượng

Ngày: 21/08/2021

Thay vì để trống khoảng trống trên sân thượng hay ban công, bạn có thể tận dụng không gian này để tạo ra một khu vườn  rau sạch. Chỉ với vài trăm nghìn nếu biết cách thiết kế là bạn đã có ngay một vườn ra cho gia đình dùng quanh năm rồi. Hãy bắt đầu ngay từ bây giờ để tìm hiểu cách thiết kế một vườn rau sạch dành cho cả gia đình nhé!

1. Cung cấp rau sạch cho cả gia đình với vườn rau trên sân thượng

- Thiết kế vườn rau tại nhà chắc chắn là mục tiêu chính trong việc cung cấp rau sạch cho gia đình, trong khi vấn nạn thực phẩm bẩn, phân hóa học, có thể aenh hưởng đến sức khỏe của tất cả thành viên trong gia đình, nếu nhà bạn có sân thượng, thì việc trồng rau sạch được coi là giải pháp an toàn nhất. Trồng rau tại nhà không hẳn mang lại nhiều lợi nhuận hơn so với việc mua rau ngoài chợ hay siêu thị, nhưng chắc chắn sẽ an toàn hơn nếu bạn được đảm bảo sử dụng nước và phân bón. Sân thượng là nơi  hấp thụ nhiệt cao, việc trồng rau trên sân thượng thường sẽ giảm hấp thụ nhiệt và tỏa nhiệt xuống dưới trần nhà.  Trồng rau trên  sân thượng  còn giúp che phủ các loại cây phía trên nhà, điều hòa độ ẩm giúp ngôi nhà luôn mát mẻ, không khí trong lành. Nhiều gia đình xem việc thiết kế nhà ở phải có ban công, sân thượng là một cách sử dụng điều hòa không khí tự nhiên và bảo vệ môi trường.

+ Những ưu điểm khác của khi có một vườn rau đẹp trên sân thượng hay ban công không chỉ giúp trang trí nhà mà còn có thể trở thành nơi thư giãn, ngắm cảnh. Bạn có thể tận dụng những vật dụng bỏ đi trong gia đình để trồng cây và nguồn thực phẩm dư thừa để bón phân cho cây và từ đó tiết kiệm chi phí cho gia đình

2.  Các bước để thiết kế một vườn rau trên sân thượng gọn gàng và khoa học

Có nhiều cách thiết kế sân vườn trên sân thượng tùy thuộc vào diện tích và điều kiện kinh tế, sở thích… của từng gia đình. Sau đây là Micons xin tổng hợp các cách làm cơ bản nhất được nhiều người áp dụng và có những thành công nhất định.

Bước 1: Công tác chuẩn bị

- Đất, phân vi sinh, hạt giống rau củ quả. Bạn sẽ mua ở cửa hàng chuyên cung cấp các loại cây chất lượng.

- Mùn cưa và nước tưới,

- Chuẩn bị khu đất cao ráo, thoáng, không có lẫn tạp lộn xộn những vật dư thừa trong đất (đá, sỏi, bị bóng...) thành phần trong đất nếu lẫn tạp quá mức khiến cho việc trồng và chăm sóc cây của bạn trở nên khó khăn.

- Thùng xốp, chậu nhựa ... hoặc bất cứ thứ gì bạn có thể dùng để đựng đất để có thể trồng cây. Kích thước phải tương ứng với diện tích của sân thượng.

- Dụng cụ trồng trọt và chăm sóc cây trồng.

Bước 2: Gieo hạt giống

- Hiện nay, có 6 mô hình trồng rau phổ biến đó là: sử dụng thùng xốp, sử dụng vỏ khay chậu nhựa, sử dụng chậu ghép, sử dụng hộp gỗ, que trồng, tháp trồng rau. Bạn có thể tự chọn 1 hoặc kết kết tùy sở thích.

- Trước khi gieo hạt xuống đất, bạn cần xử lý hạt giống bằng cách loại bỏ hạt sâu bệnh, hạt kém chất lượng, ngâm vào nước ấm rồi ủ một thời gian (mỗi loại hạt có thời gian ngâm và ủ khác nhau) để hạt nảy mầm.

- Tạo lỗ trên mặt đất rồi gieo hạt, phủ một lớp đất mỏng lên trên rồi nén nhẹ. Phủ mùn cưa để giữ nước, sau đó tưới nước chọ nơi bạn gieo hạt.

- Khi gieo cần chú ý khoảng cách giữa các cây, nếu giày quá to cây không nhận đủ dinh dưỡng, không còn chỗ để phát triển. Tùy từng loại cây cần có chậu riêng để có thể phát triển bình thường, nên bạn nên tìm hiểu đặc tính từng loại hạt giống và sự phát triển của cây để chọn cách gieo hạt cho phù hợp.

Bước 3: Chăm sóc vườn rau sau khi nảy mần và phát triển

- Các chậu mới nảy mầm lên cây non đặt ở vị trí có ánh nắng sáng nhẹ, râm mát. Khi chúng đã phát triển, hãy đặt chúng ở nơi có ánh nắng mặt trời.

- Tưới nước và bón phân cho cây theo đặc điểm của từng loại cây. Nước dùng cho sinh hoạt hằng ngày có thể được tái sử dụng để tưới cây, giúp tiết kiệm và cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Lưu ý là trong nước không lẫn xà phòng hoặc chất tẩy rửa.

- Làm cỏ cho cây, để cỏ không hút chất dinh dưỡng và nước trong đất và chiếm diện tích sinh trưởng của cây.

- Loại bỏ lá hoặc cành của một số cây rau và quả để ra cành mới.

- Kiểm tra sâu bệnh cho cây trồng thường xuyên và có biện pháp xử lý kịp thời: phòng trừ sâu bệnh, sử dụng thuốc trừ sâu sinh học (nếu cần)...

Bước 4: Thu hoạch thành quả

Đây có thể vì là ngày thu hoạch quả ngọt sau bao ngày mong chờ và thú vị nhất. Các loại rau ăn lá thường được thu hoạch sau khi gieo hạt sau 20 - 30 ngày. Tùy từng loại cây bạn có thể thu hoạch cả gốc lẫn ngọn hoặc cắt bỏ ngọn để chúng lên mầm mới cho lần thu hoạch kế tiếp.